Aleksandr Solzhenitsyn đã từng nói:“Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia”. Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm thứ ký ức sống động ấy trong top 10 tác phẩm văn học Việt Nam siêu kinh điển dưới đây ngay nhé!
Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
Yêu văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam mà chưa từng đọc qua tuyệt phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố thì thật sự là một thiếu sót không nhỏ. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông và được lưu truyền như một vật báu của văn học Việt qua nhiều thời đại.
Nói về Ngô Tất Tố, ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam. Bằng tư duy của con người tri thức, bằng lòng yêu nước và bằng ngòi bút “sắc lẹm”, ông đã khắc họa một cách sinh động xã hội lúc bấy giờ thông qua các tác phẩm của mình. Từ đó mà thẳng thắn tố cáo, vạch trần những thối nát, tàn độc của thời đại, của chế độ thực dân phong kiến và nói lên tiếng nói của những con người lao động khốn khổ, cùng cực, không quên tôn vinh hình ảnh người nông dân kiên cường, yêu nước.
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh, tập thơ Nôm được mệnh danh là kiệt tác thi ca của văn học dân tộc xuất sắc nhất mọi thời đại. Tập thơ là sáng tác thành công của vị Đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du với 3254 câu thơ.
Nhắc tới Nguyễn Du, người ta nghĩ đến một vị đại thi hào lỗi lạc, người cầm bút tài ba, chân chính của văn học trung đại Việt Nam. Văn thơ ông mang đậm tư tưởng nhân đạo, thể hiện trọn vẹn lý tưởng của chính ông. Tính nhân đạo luôn thể hiện ở cách tác giả đề cao giá trị con người, lối suy ngẫm về cuộc đời, về số phận và cách ông thẳng thắn tố cáo sự thối nát trong xã hội vô nhân đạo.
Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng
Nói về văn học Việt, phải nói đến “ông vua phóng sự Đất Bắc” - Vũ Trọng Phụng. Ông là cây bút hiện thực đầy sâu sắc, vừa là nhà văn vừa là nhà báo tài năng của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Văn ông nổi bật với cái nét trào phúng, châm biếm, cái điệu bộ mỉa mai mà sâu sắc, thẳng thắn phê phán lên hiện thực xã hội xấu xa thời đó, cất lên tiếng nói đại diện cho tầng lớp dân nghèo.
Số Đỏ là một trong ba tác phẩm văn học làm nên tiếng tăm của Vũ Trọng Phụng. Cuốn tiểu thuyết có 20 chương, mỗi chương là một lời mỉa mai sâu sắc, châm biếm của tác giả với cái thói đời thuở ấy.
Những Ngày Thơ Ấu - Nguyên Hồng
Được viết ở ngôi thứ nhất, Những Ngày Thơ Ấu chính là dòng hồi ức chân thực về tuổi thơ hồn nhiên, thơ mộng cũng không khỏi những tủi hờn, thống khổ của bản thân tác giả.
Là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, bằng chính sự đồng cảm của mình, Nguyên Hồng đã chân thực khắc họa lên một viễn cảnh thơ ấu có đủ sung sướng, hạnh phúc và cả cay đắng, khốn cùng. Đồng thời, từ chính sự nhạy cảm, thấu hiểu của bản thân mà nhà văn đã cho người đọc cảm nhận một cách rõ ràng nhất về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, hình ảnh đẹp của người phụ nữ và không quên phê phán những hủ tục thối nát đã đày đọa số phận người đàn bà.
Vang Bóng Một Thời - Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân, vị văn học gia yêu nước, yêu văn hóa đất Việt, ông yêu đến cái độ dùng cả tâm can mình mà khắc họa nét văn hóa cổ điển của Việt Nam xưa vào từng con chữ, để giờ đây tác phẩm “Vang Bóng Một Thời” của ông cũng đã và đang “vang bóng” suốt nhiều thế hệ.
Tập truyện ngắn “Vang Bóng Một Thời” của Nguyễn Tuân không còn đơn thuần là những câu chuyện, đó là kí ức, là hoài niệm, là sợi dây gắn kết con người với những thứ xưa cũ đang dần mờ nhạt. Người đọc tìm đến tác phẩm để biết thế nào là văn hóa Việt xưa, để hiểu về dân tộc, biết thế nào là Thả thơ, Đánh Thơ,...
Vợ Nhặt - Kim Lân
Kim Lân là cây bút truyện ngắn tài ba, có sở trường chuyên viết về nông thôn và người nông dân lao động. Một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được xem là viên ngọc quý của văn học Việt dưới ngòi bút của ông có thể kể đến chính là truyện ngắn “Vợ Nhặt”.
Tác phẩm có lẽ sẽ là cuốn phóng sự chân thật nhất để người đọc có thể cảm nhận rõ cái được gọi là “nạn đói năm 45”, thời điểm mà cái đói, cái khổ đày đọa người nông dân đến nỗi đâu đâu cũng thấy xác người chết vì đói. Tác phẩm tập trung vào câu chuyện anh cu tràng nhặt được vợ, đúng hơn là lấy được vợ chỉ bằng máy chén bánh đúc để thấy được cái đói đã tha hóa giá trị con người đến độ nào. Đặc sắc của tác phẩm là không có tên nhân vật, rằng ở xã hội bấy giờ đâu chỉ có một cậu cu tràng và một cô vợ nhặt, đó là những khốn cùng của cả một giai đoạn lịch sử dân tộc.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.