Giáo dục hòa bình vì trẻ thơ
Tiến sĩ Maria Montessori là một sứ giả của thiên nhiên thông qua việc không ngừng hình dung và mở ra những hướng đi mới trong sự phát triển của trẻ em, nhằm giúp trẻ học hỏi thông qua những kinh nghiệm bổ ích. Trong và sau Thế chiến Thứ hai, đặc biệt khi bị bắt giam tại miền Nam Ấn Độ từ năm 1939 đến năm 1946, tiến sĩ Montessori luôn trăn trở với những câu hỏi về hòa bình và thông qua đó đã mang lại cho thời đại một khía cạnh xây dựng hoàn toàn mới. Thay vì nhìn vào đó bằng góc nhìn tiêu cực, bà đã tiên đoán được nó như một “sự sáng tạo”, một “công việc cần thực hiện” bởi cả cá nhân và cộng đồng.
Trong sự tiếp cận của bà đối với giáo dục, mục đích căn bản theo bà là lan tỏa sự cân bằng và hòa bình trên thế giới bằng cách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, “tìm kiếm và thúc đẩy sự phát tiết của tiềm năng con người”. Trong tác phẩm Education for a New World (1947), bà đã thừa nhận rằng trẻ em “được ban cho một quyền năng nội tại có thể dẫn lối chúng ta đến tương lai tươi sáng hơn” và tin tưởng tuyệt đối rằng vấn đề hòa bình thế giới chỉ có thể được giải quyết nếu chúng ta bắt đầu từ thế hệ trẻ. “Hòa bình nhân loại không thể đạt được chỉ bằng việc cố gắng kết nối những người lớn, nhưng có thể bắt đầu từ trẻ em, những người được sinh ra mà không có định kiến. Trẻ em, tiền đề của người lớn, có khả năng tạo nên những điều vĩ đại và xây dựng nhân loại tốt đẹp hơn”. Tầm nhìn sau cùng của bà là sự đổi mới và phát triển về tâm hồn của nhân loại thông qua nuôi dạy trẻ em.
Thông qua nhiều quan sát thực tế có hệ thống, bà đã phát hiện rằng việc tiếp xúc với môi trường tình cảm xung quanh giúp trẻ em phát triển những mối quan hệ bền vững, qua đó tạo ra tiềm năng to lớn để truyền đạt cảm giác tự tin và tự trọng, bởi việc tự nhận ra tình yêu và lòng trắc ẩn có trong bản thân sẽ giúp ta nâng cao sự tin tưởng vào bản thân.
Thông điệp của Montessori rất rõ ràng: “Việc học cách chung sống hòa bình cũng là một quá trình giáo dục”. Đây không phải là thứ mà trẻ em có thể học được và được dạy thông qua một công cụ Montessori nào. Oscar Wilde đã viết: “Giáo dục là một điều tuyệt vời, nhưng cũng cần nhớ rằng những thứ đáng để biết thì không thể được dạy”. Mặc dù Giáo dục Hòa bình đã được nghiên cứu và tìm hiểu, tuy nhiên những phương thức và cách thức cụ thể và thực tế để nuôi dưỡng tâm hồn của các em cũng rất khó được tìm thấy ngay cả trong các tài liệu của Montessori, mặc dù nó là điều căn bản trong các công trình của bà. Hiện nay, sự quan tâm đối với cách thức giáo viên có thể giúp trẻ em làm giàu trải nghiệm tinh thần của các em đang ngày một tăng. Vì thế, mục đích chính của cuốn sách này là để đưa ra 60 hoạt động thực hành giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sự tĩnh tâm của trẻ, từ đó hướng tới nuôi dưỡng một cộng đồng hòa bình và hợp tác.
Gooda tin rằng cuốn sách sẽ mang lại kiến thức thật bổ ích cùng những trải nghiệm thật tuyệt vời, hy vọng đây sẽ là 1 cuốn sách quý trên kệ sách của bạn!