“Tâm từ tâm” là tác phẩm thứ hai của TS Nguyễn Mạnh Hùng sau cuốn “Bài học từ người quét rác”. Có lẽ tác giả muốn người đọc tự tìm hiểu ý nghĩa của đề sách này và cũng có thể tác giả đã lợi dụng âm và nghĩa của tâm, từ và tâm. Phải chăng đây là cái tâm được gọi là tâm từ bi, là sự phân biệt giữa cái tâm bình thường và tâm từ bi, là sự trao truyền và thọ nhận giữa tâm của người này và tâm của người khác, tức là từ tâm này truyền sang tâm kia, là thái độ chân thành của tác giả muốn chia sẻ, muốn điều tốt lành cho người khác? Dù thế nào, ý nghĩa nổi bật ở đây là TÂM, từ cái tâm tầm thường, bình thường đến cái tâm được tu sửa, tinh tấn, đến cái tâm tĩnh tịch, viên mãn của chư Phật và Bồ-tát. Cái tâm tối thượng này rộng lớn vô cùng, gồm bốn chi phần, được gọi là Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả. Đây là phương tiện cứu khổ cho chúng sinh của chư Phật, Bồ-tát, nhưng cũng là nội dung thực hành của một người hiền thiện, một hành giả trong đời thường, trong tu tập, nhất là trong thiền định. Từ là vui khi thấy chúng sinh vui, nỗ lực làm cho chúng sinh vui. Bi là thương xót khi thấy chúng sinh khổ và nỗ lực làm cho chúng sinh bớt khổ. Hỷ là sự hoan hỷ với mình, với mọi chúng sinh, tạo nên sự anh bình, thoải mái. Xả là xả bỏ mọi phiền não chướng ngại, xem mình và mọi chúng sinh đều bình đẳng, không phân biệt.
“Tâm từ tâm” là tác phẩm thứ hai của TS Nguyễn Mạnh Hùng sau cuốn “Bài học từ người quét rác”. Có lẽ tác giả muốn người đọc tự tìm hiểu ý nghĩa của đề sách này và cũng có thể tác giả đã lợi dụng âm và nghĩa của tâm, từ và tâm. Phải chăng đây là cái tâm được gọi là tâm từ bi, là sự phân biệt giữa cái tâm bình thường và tâm từ bi, là sự trao truyền và thọ nhận giữa tâm của người này và tâm của người khác, tức là từ tâm này truyền sang tâm kia, là thái độ chân thành của tác giả muốn chia sẻ, muốn điều tốt lành cho người khác? Dù thế nào, ý nghĩa nổi bật ở đây là TÂM, từ cái tâm tầm thường, bình thường đến cái tâm được tu sửa, tinh tấn, đến cái tâm tĩnh tịch, viên mãn của chư Phật và Bồ-tát. Cái tâm tối thượng này rộng lớn vô cùng, gồm bốn chi phần, được gọi là Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả. Đây là phương tiện cứu khổ cho chúng sinh của chư Phật, Bồ-tát, nhưng cũng là nội dung thực hành của một người hiền thiện, một hành giả trong đời thường, trong tu tập, nhất là trong thiền định. Từ là vui khi thấy chúng sinh vui, nỗ lực làm cho chúng sinh vui. Bi là thương xót khi thấy chúng sinh khổ và nỗ lực làm cho chúng sinh bớt khổ. Hỷ là sự hoan hỷ với mình, với mọi chúng sinh, tạo nên sự anh bình, thoải mái. Xả là xả bỏ mọi phiền não chướng ngại, xem mình và mọi chúng sinh đều bình đẳng, không phân biệt.
Ý nghĩa của chủ đề Tâm và Tứ vô lượng tâm có thể được tìm thấy khá rõ trong nội dung cuốn sách nhỏ này qua các chuyện kể của tác giả.
Ta thấy ở đây là tính từ hòa, lòng thương yêu đối với mọi người trong gia đình, trong môi trường sinh hoạt, trong niềm tin Phật (Ngôi nhà tâm). Tình thương căn bản nhất, được Đức Phật khuyến khích là lòng hiếu, thương yêu, biết ơn, thờ phụng cha mẹ, phước đức nhất là đưa Phật pháp đến với cha mẹ (Cha mẹ tôi học Phật, Cha mẹ là Bồ-tát hiện thân, Mẹ tôi). Từ bi được mở rộng đến các chúng sinh (Ăn chay, Chúng tôi phóng sinh, Chỉ có tâm từ mà thôi). Ở đây là sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với mọi người ( Những giọt nước mắt, Món quà nhỏ mang đến niềm vui lớn, Làm thiện có khó vậy không?). Ở đây là sự thương yêu, giúp đỡ, khiến mọi người được thăng tiến, được hiền thiện, đặc biệt là sự đối với giới trẻ (Bạn trẻ và việc tu tập, Chúng tôi phóng sinh, Một khóa tu thành công bất ngờ, Món quà nhỏ mang đến niềm vui lớn, Thầy cần Phật, còn em cần tiền, Hãy dựa vào chính mình). Ở đây là sự hỷ xả, bài học về hỷ xả, chan hòa, không phân biệt đối với mọi người (Đón năm mới 20/3 nơi “ta-bà cực lạc”, Những người thầy của tôi). Và nhiều nhiều nữa về tấm lòng cao cả.
Nhưng nổi bật hơn hết, đây là bút ký về những sinh hoạt đời thường của tác giả , “về những trải nghiệm, những nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp của việc sống đúng Pháp, đúng với tinh thần của Đạo Phật”. Điều này tác giả đã thể hiện rõ trong suy nghĩ, trong đối đãi thường nhật và nhất là trong nỗ lực tinh tấn tu học của anh. Anh đã trải qua hàng chục khóa tu trong và ngoài nước, anh đọc kinh sách Phật giáo, ngồi thiền, lạy Phật, hành thiện, tham gia các lễ lạc Phật giáo…(Hành hương tâm linh, Doanh nhân xuất gia, 72 giờ niệm Phật của doanh nhân, Lễ Phật khỏi bệnh, Ngôi chùa nhỏ, một tấm lòng lớn, Trở về, Chùa Đình Quán ngôi nhà thứ hai của tôi)…
Ts Nguyễn Mạnh Hùng và tôi quen biết nhau chỉ từ năm bảy năm nay, nhưng tôi thấy anh như là người thân cố cựu, do duyên nghiệp nào chăng? Có lẽ cũng một phần do lòng mến phục của tôi đối với anh, do lòng chân thật, tính giản dị và hoạt bát của anh, do cảm phục những gì anh đã làm, do sự tận tụy trong tu học Phật và truyền bá Phật pháp của anh cho giới trẻ bằng các buổi giảng, bằng các tác phẩm mà Công ty Sách Thái Hà phát hành , từ đó Tạp chí Văn Hóa Phật giáo có cơ duyên hợp tác.
Tôi nhớ những lúc thật thoải mái, thân tình cùng anh tại các quán cà phê ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội, cũng như tại Tòa soạn Văn Hóa Phật Giáo, tại Công ty Sách Thái Hà ở Hà Nội và tại chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã cùng tâm sự, cùng bàn về Phật pháp, về các vấn đề Phật học, triết học, đạo đức v.v… Thân tình ngày càng sâu đậm. Anh đã sốt sắng viết bài giới thiệu cho sách của tôi, giới thiệu, quảng bá Văn Hóa Phật Giáo. Do vì nhận thấy “Tâm từ tâm” là tác phẩm rất trong sáng, giản dị, chân thành và có giá trị tư tưởng, đạo đức cao, và cũng do lòng kính phục, tình thân ái đối với tác giả, tôi mạo muội có vài dòng giới thiệu cùng chư độc giả tác phẩm này.
(Theo Trần Tuấn Mẫn - Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo)
Mã sản phẩm | 8936037795157 |
Nhà cung cấp | Thái Hà Books |
Tác giả | Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng |
NXB | NXB Lao Động |
Năm XB | 2013 |
Kích thước | 13x20.5 cm |
Số trang | 200 Trang Trang |
Hình thức | Bìa mềm |