Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng của Robert Beer
Hơn 30 năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước trên Himalaya, học giả người Anh Robert Beer có hai công trình sâu sắc. Đó là cuốn Bách khoa thư Biểu tượng và Mô típ Tây Tạng (The Encyclopedia of Tibetan Symbols and Motifs. Sambhala Boston 1999) và cuốn Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng (Handbook of Tibetan Buddhis Symbol. Sambhala Boulder 2003). Cả hai công trình đã trở thành sách kinh điển và được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó cuốn Sổ tay cũng đã được học giả Trung Hoa Hướng Hồng Giá, dịch ra tiếng Trung.
Cuốn sách có 16 chương và 4 phụ lục, cùng một bản từ vựng.
Quá trình đọc và dịch, nhiều điều bất ngờ đã hiện ra. Gần đây, Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng đang được truyền bá ở trong nước theo nhiều cách, nhưng thực ra dòng Phật giáo này đã đến Việt Nam từ hàng ngàn năm qua, rồi bị che lấp bởi Phật giáo Đại thừa. Ban đầu nhiều khái niệm Phật học, được phiên nguyên từ tiếng Phạn và Tạng, như Buddha/ Bụt, bsang/ nhang, Jambudvipa/ Diêm phù đề, Diêm bồ đề…sau đó được chỉnh âm lần nữa theo Hán/ Việt là Phật, hương, Nam Chiêm bộ châu.
Trong cuốn sách, Robert Beer hoàn toàn dùng Phạn ngữ và Tạng ngữ để trình bầy, trừ vài trường hợp đặc biệt ông chú thêm tiếng Hán hiện đại, và cũng không giải thích nhiều, riêng các thuật ngữ Phạn coi như được Anh hóa, không chuyển dịch nữa. Toàn bộ cuốn sách đã lý giải cặn kẽ, sâu sắc nguồn gốc của các biểu tượng Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, Phật giáo nguyên thủy rồi chuyển hóa lên Tây Tạng như thế nào.
Một công trình dầy dặn, tỷ mỷ, với những hình vẽ minh họa mà tác giả riêng thực hiện chúng mất tám năm, chắc chắn hữu ích cho bạn đọc hướng về Phật giáo và Kim cương thừa.
Gooda tin rằng cuốn sách sẽ mang lại kiến thức thật bổ ích cùng những trải nghiệm thật tuyệt vời, hy vọng đây sẽ là 1 cuốn sách quý trên kệ sách của bạn!