TÁC GIẢ: Aldous HuxleyNgười dịch: 1980NovelTHÔNG TIN XUẤT BẢN:Kích thước khổ: 13x20.5cmGiá bìa: 189.000đSố trang: 392Mã EAN: 8936066694483NXB liên kết: NXB Thanh NiênSách do Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông 1980 BOOKS ấn hành quý IV/2022.THẾ GIỚI MỚI NHIỆM MÀU1. Nội dungLiệu sẽ có ngày con người trở thành “khỉ diễn xiếc” trong “thế giới văn minh” như nhân vật John ở cuối tác phẩm này?Liệu sẽ không còn nữa những tác phẩm nghệ thuật được viết ra từ nỗi đau và tình cảm mãnh liệt, khi mà con người trong thế giới mới mải đắm chìm trong phim ảnh gợi dục?Liệu sẽ thôi không còn ai tìm kiếm tự do bởi xã hội đã hạnh phúc sẵn rồi?Với Thế giới mới nhiệm màu, độc giả không chỉ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên mà được chiêm ngưỡng một bức tranh xã hội mang tính tiên tri ấn tượng.2. Về tác giảAldous Leonard Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) là một tác gia người Anh. Ông là tiểu thuyết gia nổi tiếng, đồng thời cũng sở hữu rất nhiều bài luận, truyện ngắn, thơ ca và du ký. Huxley hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay (không được xuất bản) năm mười bảy tuổi và bắt đầu viết một cách nghiêm túc ở tuổi đôi mươi. Ông đã viết những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời về các khía cạnh vô nhân tính của tiến bộ khoa học, nổi tiếng nhất là Thế giới mới nhiệm màu) và về các chủ đề hòa bình (ví dụ: Eyeless in Gaza – tạm dịch: Người không mắt ở Gaza). Huxley bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi F. Matthias Alexander và đã lấy ông làm nguyên mẫu cho một nhân vật trong Eyeless in Gaza.Sau đó, các tác phẩm của ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa thần bí và những trải nghiệm của ông với ma túy mescaline gây ảo giác, được bác sĩ tâm thần Humphry Osmond giới thiệu vào năm 1953. Trải nghiệm ma túy ảo giác của Huxley được mô tả trong các tiểu luận Cánh cửa nhận thức và Thiên đường và địa ngục. Tên của tiểu luận Cánh cửa nhận thức đã trở thành nguồn cảm hứng cho việc đặt tên của ban nhạc rock, The Doors. Một số tác phẩm của ông về ảo giác đã trở thành nguồn đọc liệu thường xuyên của giới hippies thời kỳ đầu.Năm 1960, Huxley được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng. Trong những năm sau đó, khi sức khỏe ngày càng giảm sút, ông đã viết cuốn tiểu thuyết không tưởng Island, và giảng về “Tiềm năng của con người” tại viện Esalen. Các ý tưởng của ông là nền tảng hình thành nên Phong trào Tiềm năng Con người. Trong một bài phát biểu vào năm 1961 tại Trường Y California ở San Francisco, Huxley nói: “Ở thế hệ tiếp theo hoặc tiếp theo nữa, sẽ có một phương pháp dược học khiến con người yêu thích sự quy phục của họ và tạo ra chế độ độc tài không có nước mắt, kiểu như tạo ra một kiểu trại tập trung không đau đớn cho toàn thể xã hội để trên thực tế, mọi người sẽ bị tước đi quyền tự do của họ nhưng họ lại hoan hỉ với điều đó.”